Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch thuật game. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch thuật game. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Dịch thuật dưới góc nhìn của người làm game

Dịch thuật là một công việc liên quan đến ngôn ngữ, dưới góc độ của một người dịch thuật game thì công việc dịch thuật không chỉ đơn thuần là chuyển ngữ thông thường, mà đó là sự hiểu biết về văn hóa game, văn hóa cộng đồng để chuyển tải được những nội dung phù hợp nhất.

Hiểu sâu về ngôn ngữ game và cách vận dụng


Hiện nay, thị trường game Việt Nam hầu như chủ yếu đang phát hành các sản phẩm game có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một phần vì Việt Nam là một thị trường dễ tiếp nhận, lại là quốc gia láng giềng, mặc khác thì nền văn hóa Á Đông của 2 quốc gia có khá nhiều nét tương đồng. Chính vì sự tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ, lối sống nên đội ngũ nhân viên dịch thuật cho các sản phẩm game Việt là những người biết tiếng Hoa hoặc biết rất nhiều về tiếng Hoa. Tiếng Trung hay chính là tiếng Hoa là một ngôn ngữ có tính biến hóa lớn, yêu cầu người học không chỉ nắm rõ nghĩa mà phải hiểu về cách vận dụng từ thuần Việt và Hán Việt đúng lúc đúng chỗ để biến hóa linh hoạt trong game.

Người dịch thuật cần phải hiểu sâu hơn về ngôn ngữ trong game để dịch thuật dễ dàng hơn

Chẳng hạn, từ "giáng" và "hàng" đều có chung một chữ viết là 降. Tuy nhiên, 2 từ này có cách phát âm và ý nghĩa của nó hoàn toàn khác xa nhau. Giáng: từ trên giáng xuống, đáp xuống, rơi xuống. Hàng: hàng phục, đầu hàng, khuất phục. Nhưng có nhiều người dịch thuật game ở Việt Nam không hề biết về vấn đề này, Chữ  chỉ được dịch nghĩa là "giáng" và chính vì điều này đã dẫn đến sự ra đời của những sản phẩm game với những câu dịch thuật rất ngô nghê như: "giáng long", "giáng ma", "Giáng Long Thập Bát Chưởng", "Giáng Long Chí Kiếm", trong khi đó những điều này là hoàn toàn vô nghĩa, nó không có giá trị gì cả.

Tương tự, như chúng ta đã biết Các game kiếm hiệp, tiên hiệp hiện nay ở Việt Nam đều xuất phát từ truyện, tiểu thuyết để phác thảo nội dung. Do đó, nếu như người dịch tiếp xúc nhiều và nắm rõ được vốn từ ngữ của truyện kiếm kiệp, tiên hiệp thì sẽ dễ dàng dịch được trôi chảy.

Một dịch thuật viên từng dịch thuật game Cửu Âm Chân Kinh cho hay: "Dịch thuật game không khó, nhưng điều quan trọng nhất là người dịch phải có kiến thức về game và những thứ gần gũi với game như truyện, tiểu thuyết. Người chơi game giỏi hoặc đọc nhiều truyện kiếm hiệp, tiên hiệp sẽ dịch giỏi và hay hơn, do đó, công việc dịch thuật game đòi hỏi ở người dịch sự đam mê và yêu thích".

Khó khăn của người dịch thuật game


Cụ thể là ở game Cửu Âm Chân Kinh có lượng dịch rất lớn, nên không chỉ đòi hỏi sự kiên trì của người dịch, sự thống nhất của đội ngũ dịch thuật viên mà chúng ta cần phải làm quen với cách hành văn cổ, các từ ngữ, câu kéo của người xưa, thơ phú trong Cửu Âm Chân Kinh đều rất khác so với các game hiện đại.

Ngoài yếu tố thuộc về chuyên ngành ngoại ngữ và văn hóa ngôn ngữ đặc thù, người dịch thuật game cũng phải thành thạo một số thao tác về tin học để vận dụng vào các tình huống cụ thể, ví dụ để dịch code game Không nhất thiết chúng ta phải chơi nhiều trong game, nhưng phải chắc chắn rằng bạn cần chơi để quan sát, tiếp xúc, hiểu được trạng thái của nhân vật trong từng hoàn cảnh để dễ dàng hiểu được các đoạn code trong game dễ dàng hơn. Còn nếu như người dịch không tiếp xúc với game mà chỉ dịch theo cảm tính thì tỷ lệ không thể đạt 100%.

Một số khó khăn của người dịch thuật game và bạn cần phải chú ý

Có nhiều người đã bỏ ra rất nhiều thời gian để học hỏi dịch code game sao cho đúng đắn và nắm vững ngôn ngữ trong game. Việc vận dụng code game cũng phải tuân thủ vào từng hoàn cảnh để đặt làm sao cho đúng. Ngôn ngữ Việt có trật tự yếu tố chính trong câu chuyện thường từ trái sang phải, ví dụ: "A đã tu luyện đến B", nhưng ở ngôn ngữ tiếng Trung hoặc tiếng nước ngoài thì có nhiều trường hợp, trật tự đó sẽ bị đảo ngược lại, "B đã tu luyện thành A". Do đó, người dịch sẽ phải linh động để kết hợp với NPH để đổi trật tự code của game sao cho hợp lý. Vì thế, không thể dịch thuật theo kiểu word by word như Google translate.

Cửu Âm Chân Kinh là một sản phẩm game đã trải qua giai đoạn Alpha Test và được xem là một tác phẩm lớn, nhưng nó được chuẩn bị khá kỹ càng về khâu dịch thuật. Do đó, đây được xem là một tác phẩm được làm nên bởi những dịch thuật viên giỏi.