Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Hành trang của một dịch giả giỏi

Dịch thuật là công việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn bản trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một bản dịch có nội dung không thay đổi so với bản gốc. Ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ đích và người dịch gọi là phiên dịch viên. Sau khi phát triển năng lực đầy đủ trong cả 2 ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn thì chúng ta mới có thể bắt tay vào công việc dịch. Có một giai đoạn trung gian giữa phát triển năng lực và dịch thật sự: bắt đầu biết được nhiều nguồn thông tin và học cách sử dụng chúng.

Chúng ta đều biết các nền văn hóa tác động lẫn nhau làm cho nền văn hóa của mỗi dân tộc phát triển rực rỡ. Nhiều nền văn hóa làm cho chúng ta thấy được quyền con người, nhưng người ta chỉ có thể nhận ra nhiều nền văn hóa hóa thông qua thảo luận, việc này đưa chúng ta trở lại với công cụ chủ yếu của việc thảo luận: ngôn ngữ. Vai trò của ngôn ngữ trong thế giới đang tạo ra và giải thích văn bản bằng cách này, quá trình nhận thức được định hướng về mặt xã hội, nó có thể được coi là một phương tiện tiếp cận thay thế đối với khoa dịch thuật.

Dịch thuật là một chuyên ngành đang phát triển tại Việt Nam

Hệ thống thông tin liên lạc trên thế giới đang phát triển ngày một tinh vi hơn, vì vậy khoảng cách địa lý giữa cố quốc gia ngày càng được thu hẹp. Trong quá trình trao đổi thông tin nhanh như vậy và vì mục đích thúc đẩy giao lưu văn hóa, có một hoạt động không thể tránh là dịch thuật ngôn ngữ. Đó là lý do cho các công ty dịch thuật với đội ngũ biên - phiên dịch ra đời.

Thế giới đang trải qua những sự thay đổi mang tính lịch sử trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ. Những thay đổi này tất nhiên sẽ liên quan đến các hệ thống giáo dục cao học, bao gồm chương trình đào tạo dịch giả.

Theo Shahvali (1997), chỉ riêng vốn hiểu biết lý thuyết và kỹ năng thực hành không thôi thì không đủ để chuẩn bị cho sinh viên đối mặt với sự phát triển trong lĩnh vực này. Lĩnh vực phiên dịch cần đến khả năng thích ứng. Vì vậy, sinh viên cần được đào tạo các kỹ năng về trí tuệ, giao tiếp và dự trù kế hoạch của họ.
Đào tạo dịch giả là một nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên đặc biệt. Công việc mà dịch giả đảm nhiệm nhằm đề cao nền văn hóa và vun trồng ngôn ngữ rất có ý nghĩa thông qua lịch sử. Dịch giả là người chuyển ngữ thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đồng thời phải bảo tồn được những giá trị, những quan niệm căn bản về văn hóa và diễn ngôn.

Nhiệm vụ của dịch giả chính là tạo ra những điều kiện trong đó tác giả của ngôn ngữ nguồn và độc giả của ngôn ngữ đích có thể giao tiếp để hiểu nhau hơn. Dịch giả sử dụng ý nghĩa cốt lõi có trong văn bản gốc để tạo nên một tổng thể mới, chính là văn bản đích.

Vậy câu hỏi đặt ra là người ta cần đến kỹ năng gì để tăng cường khả năng dịch thuật? Làm thế nào để trở thành một dịch giả tài năng?

Cần đọc nhiều bản dịch khác nhau


Đây là bước đầu tiên, vì dịch thuật đòi hỏi cần đến những kiến thức chủ động, trong khi đó việc phân tích và đánh giá bản dịch lại cần đến kiến thức bị động. Khả năng tiếp thu mở rộng khả năng trực giác về ngôn ngữ của sinh viên, giúp họ chuẩn bị sẵn sàng trước khi thật sự bắt tay vào công việc. Một dịch giả giỏi phải có kiến thức toàn diện về ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.

Các sinh viên nên chọn đọc những thể loại văn bản viết bằng cả 2 ngôn ngữ bao gồm văn học hiện đại, văn học xuôi đương đại, tạp chí, quảng cáo, thông cáo, hướng dẫn. Việc nắm vững những thể loại này vì chúng ngầm truyền tải những nét đặc trưng về văn hóa của một ngôn ngữ. Ngoài ra, sinh viên cũng nên đọc các bài báo, tạp chí mới nhất chuyên về lý thuyết và thực hành dịch thuật. Chúng không chỉ nâng cao khả năng đọc sách mà còn mang lại những hiểu biết được in sâu trong tiềm thức và sau này sẽ được áp dụng.

Viết là một kỹ năng quan trọng đối với một dịch thuật viên, vì vậy khả năng đọc và viết chính xác với cả 2 loại ngôn ngữ là vô cùng quan trọng.  Sinh viên nên nắm vững nhiều phong cách viết, các kỹ thuật và nguyên tắc của việc biên tập và cách chấm câu trong cả ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn. Biên tập và cách chấm câu có thể làm tăng chất lượng và sức hấp dẫn của bản dịch (Razmjou, 2002).

Để trở thành một dịch giả giỏi, sinh viên cần có rất nhiều yếu tố

Ngoài ra, kỹ năng nghe thành thạo cả 2 ngôn ngữ rất quan trọng, sinh viên phải nhạy bén trong việc tích lũy các cụm từ, thành ngữ, từ vựng chuyên biệt và cách dùng chúng. Trên thực tế đây là điều mà chúng ta gọi là sự mở rộng khả năng trực giác của sinh viên. Trực giác không thể phát triển mà không có môi trường ngôn ngữ cần thiết; đúng ra là nó cần thực tiễn và một bối cảnh đồng nhất. Nó cần sự trợ giúp của cả lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn. Cảm quan ngôn ngữ là hết sức cần thiết đối với một dịch giả có tài năng.

Một trong những mấu chốt quan trọng nhất của dịch thuật là khả năng hiểu được giá trị của văn bản nguồn trong phạm vi nội dung diễn ngôn của bản gốc. Để phát triển khả năng này, dịch giả cần phải biết được sự khác nhau về văn hóa và nhiều chiến lượng diễn ngôn trong văn bản nguồn. Vì vậy, cấu trúc ngầm của văn bản gốc phải được dịch giả phát hiện thông qua nhiều chiến lược diễn ngôn.

Am hiểu nền văn hóa


Một dịch giả tài năng phải am hiểu nền văn hóa, tập quán và xã hội của người nói ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ nguồn. Dịch giả đó cũng phải am hiểu phong cách nói và diễn tả khác nhau, các tầng lớp xã hội của cả 2 ngôn ngữ. Nhận thức văn hóa và xã hội có thể làm tăng giá trị bản dịch của sinh viên lên rất nhiều. Theo Hatin và Mason (1990), khung cảnh xã hội trong khi dịch một văn bản thường thay đổi luôn và có lẽ điều này còn quan trọng hơn cả thể loại của nó. Quá trình dịch diễn ra trong khung cảnh của văn hóa - xã hội. Vì vậy, điều quan trọng là phải đánh giá được hoạt động dịch thuật trong một khung cảnh xã hội đó.

Sau khi phát triển năng lực đầy đủ trong cả 2 ngôn ngữ chúng ta mới có thể bắt tay vào quá trình dịch thuật. Có một giai đoạn trung gian giữa phát triển năng lực và dịch thật sự: bắt đầu biết được nhiều nguồn thông tin và học cách sử dụng chúng. Những nguồn này bao gồm từ điển đơn ngữ và song ngữ, bách khoa thư, và cả internet nữa. Sử dụng từ điển là một kỹ năng tự thân. Không phải tất cả sinh viên đều biết cách sử dụng từ điển có hiệu quả, mỗi từ đều có nghĩa riêng và được sử dụng riêng cho từng ngữ cảnh. Ở mặt này, từ điển đơn ngữ giải nghĩa có giá trị nhất. Khi dùng loại từ điển này, sinh viên cần luyện tập nhiều để tìm từ thích hợp cho một ngữ cảnh nhất định.

Sinh viên cần nắm vững cú pháp của câu gián tiếp và nhiều hình thái tu từ của ngôn ngữ nguồn như lối nói cường điệu, châm biếm, giảm nhẹ và ám chỉ. Bởi nó sẽ tăng cường khả năng sáng tạo của bạn học và biến kiến thức bị động của họ thành kỹ năng chủ động.

Khi chúng ta nhấn mạnh sự phát triển năng lực đối với cả 2 ngôn ngữ, có một phương pháp mà người học dịch thuật không nên bỏ qua. Làm việc theo nhóm và cộng tác với người có cùng trình độ thường sẽ mang lại cho bạn kết quả khả quan. Sinh viên luyện dịch với người cùng trình độ sẽ giải quyết được những vấn đề khó khăn, lòng tự tin và khả năng ra quyết định của họ cũng phát triển nhanh hơn. Mặc dù làm việc nhóm có thể có những sai sót, nhưng nhờ những trải nghiệm như vậy, họ tìm ra và sửa chữa thì trí tuệ của họ được khai mở và nhạy bén hơn.

Một điều quan trọng nữa là những dịch giả thành công thường chọn một loại văn bản riêng biệt để dịch và chỉ tiếp tục dịch ở lĩnh vực đó. Bởi lý do là càng dịch những tác phẩm của một tác giả riêng biệt bao nhiêu thì họ càng gần gũi với trí tuệ, với cách tư duy và phong cách viết của tác giả.Và dịch giả càng gần gũi với phong cách của tác giả bao nhiêu thì bản dịch sẽ càng có trị bấy nhiêu.

Ngoài vốn kiến thức thì sinh viên cần được trang bị các kỹ năng liên quan đến dịch thuật

Dịch thuật là một lĩnh vực cần được học tập trong môi trường đại học, ở đó sinh viên vừa tiếp tục công việc thực hành dưới sự giám sát của giáo viên và vừa tiếp tục nghiên cứu những khía cạnh lý thuyết để nâng cao kiến thức. Ở mô trường đại học, có nhiều tài liệu liên quan đến dịch thuật dành cho sinh viên và họ sẽ được làm quen với nhiều dịch giả nhiều kinh nghiệm và đọc các tác phẩm của họ, sau đó so sánh bản dịch với bản gốc. Với cách này, sinh viên sẽ phát triển năng lực quan sát, khả năng hiểu thấu đáo sự việc và sự quyết đoán của mình. Những khả năng này sau đó sẽ thúc đẩy động cơ học tập và tăng cường kỹ năng dịch của họ.

Vì vậy, ngày nay dịch thuật là một chuyên ngành quan trọng và trở thành một chuyên đề độc lập ở các trường đại học, tách riêng biệt khoa ngoại ngữ. Vì vậy không phải cứ biết một ngoại ngữ là bạn có thể trở thành một dịch giả, như người ta vẫn lầm tưởng. Dịch thuật là một chìa khóa mở ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia. Ngày nay, thế giới có vô số các thông tin hữu ích, vì vậy chúng ta cần một đội ngũ dịch giả giỏi. Họ là những người vừa có kiến thức lý thuyết vừa có kỹ năng thực hành để hoàn thành công việc dịch thuật của mình. Kiến thức giúp dịch giả hiểu được việc lựa chọn ngôn ngữ trong văn bản phản ánh những mối quan hệ khác giữa người gửi và người nhận như thế nào, giống như những quan hệ năng lượng, và những văn bản đôi khi được dùng để duy trì hoặc tạo ra những bất bình đẳng xã hội như thế nào (Fairclough, 1989).

Cuối cùng, để trở thành một dịch giả giỏi ngoài từ điển ra thì bạn cần phải có nhiều thứ khác và không phải chỉ một sớm một chiều là trở thành dịch giả được. Để trở thành một dịch giả có tài bạn cần phải đầu tư cả về ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn. Đó là một nhiệm vụ khó khăn nhất để chuyển đổi một cách trung thực và an toàn giữa 2 cách diễn ngôn của 2 đất nước. Chỉ có giải quyết vấn đề dạy dịch thuật một cách hệ thống và khoa học mới có thể tạo ra được những dịch giả có tài năng. Và khi những sinh viên dịch thuật chia tay với mái trường đại học thì cũng là lúc quãng đường gian nan nhất của một hành trình bắt đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét