Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Phương pháp học ngoại ngữ của Bác Hồ


Bác Hồ của chúng ta có thể nói thông thạo một số các ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ả rập, tiếng của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng Bác Hồ không chỉ có trí tuệ thông minh mà vốn ngoại ngữ của Bác cũng rất đa dạng và phong phú.

Ngoại ngữ đầu tiên bác học là tiếng Pháp


Chắc hẳn ai cũng hiểu rằng vì sao Bác lại học tiếng Pháp. Để tìm ra con đường cứu nước cứu dân thì phải biết tiếng Pháp, phải hiểu rằng người Pháp họ ra sao, đó là suy nghĩ của một người cách mạng thực sự. Mùa hè năm 1911,  để có thể đến được với đất nước Pháp, Bác Hồ đã xin làm phụ bếp trên một con tàu của Pháp. Bác làm tất cả những công việc mà người ta thuê  để có tiền mưu sinh và có cơ hội được học tiếng Pháp.

Phương pháp học ngoại ngữ của Bác Hồ

Bác học ngoại ngữ bằng cách: muốn biết cái gì, muốn biết đồ vật nào đó bằng tiếng Pháp, Bác đều hỏi người Pháp, rồi viết vào một mẫu giấy nhỏ, rồi dán vào chỗ nào dễ nhìn thấy nhất để tranh thủ vừa làm vừa học. Có lúc Bác viết từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa nhẩm từ mới. Buổi tối sau khi đi làm về, Bác rửa tay rồi ghi lại những từ mới học vào. Học đến đâu, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành ngay, có chỗ nào sai sót hoặc không hiểu thì Bác nhờ người xung quanh chỉnh sửa lại ngay.

Ban đầu, Người chỉ tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn rồi từ từ tập viết thành một bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để viết báo. Sau mỗi bài báo được viết bằng tiếng Pháp, Người đều chép thành 2 bản, một bản để giữ lại, còn bản kia được gửi cho Tòa soạn.

Trong những lần Bác gửi bài đến Tòa soạn, Bác đã nói với mọi người rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết của tôi được đăng, nhưng dù thế nào đi nữa thì cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Cứ sau mỗi lần bài viết được xuất hiện trên mặt báo, Bác rất vui mừng, nhưng Người cũng đọc đi đọc lại cẩn thận từng chữ, xem chỗ nào còn sai sót, Tòa soạn báo đã sửa lại cho mình như thế nào. Được các chủ bút khác giúp đỡ, Người đã tập đi tập lại, khi thì viết diễn giải cho ra bài, khi viết ngắn lại cho súc tích.

Sự kiên trì là yếu tố quan trọng nhất


Sự kiên nhẫn sẽ là yếu tốt quyết định đến sự thành công của quá trình học ngoại ngữ của bạn

Dù cho bận việc tới đâu, nhưng cứ sau mỗi ngày làm việc, Bác đều tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết để vừa giải trí, thư giãn đầu óc vừa trau dồi thêm kiến thức. Người thường đọc các tác phẩm của Tôn xtoi để học cách viết, cách lập luận, rồi Bác tập viết những bài phóng sự. Sang nào Người cũng dậy sớm và viết bài từ 5h đến 6h, tới 7h thì Bác lại bắt tay vào công việc. Dù cho thời tiết thế nào thì Bác cũng không nản chí. Sau 11 năm cần cù và chăm chỉ học ngoại ngữ, Bác trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên bào bằng tiếng Pháp được đặt ở giữa, bên trái là chữ Ả rập và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do tự tay Người viết.

Đó là tấm gương tiêu biểu của người học ngoại ngữ điển hình, khoa học và cần mẫn. Thế hệ trẻ chúng ta nên áp dụng phương pháp học ngoại ngữ này của Bác Hồ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét