Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Ngôn ngữ trở thành một phần của tư duy

Những ý niệm về một bản dịch hoàn hảo không đồng nghĩa với tính khả thi của một bản dịch hoàn hảo trên thực tế. Và đấy chính là lý do khiến cho cấu nói của người Ý: “Traduttore, traditore” được mọi người truyền tụng.

Lý do nào để không có một bản dịch thực sự hoàn hảo?


Tính đặc thù mang tính hình thức của các ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư duy, nó nhanh chóng trở thành một phần không thể tách rời của chính tư duy. Tương tự, chữ viết vốn là ký hiệu biểu hiện ngôn ngữ, nó nhanh chóng cũng trở thành một phần của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là một công cụ biểu đạt của tư duy

Có người đã nói rằng chữ Hán ưu việt hơn chữ Quốc ngữ, bỏi lẽ chữ Hán biểu ý, người ta đọc mỗi chữ như một tổng thể. Còn chữ Quốc ngữ chỉ là biểu âm, người ta đọc mỗi như một bộ phận tách rời. Nhưng ý kiến này không chính xác.

Bởi chữ Quốc ngữ chỉ là biểu âm khi người ta tập đọc. Một khi đã thông thạo, mỗi chữ Quốc ngữ sẽ trở thành một tổng thể và chúng ta đọc nó như một tổng thể không khác gì với chữ Hán. Việc cải cách chữ Quốc ngữ trở nên khó khăn vì hình dạng chữ đã in sâu vào tiềm thức của người Việt, nó đã trở thành một hình ảnh, không dễ dàng có thể thay đổi được.

Một tờ báo Mỹ đã đưa ra một kết luận tương tự như sau: : “Aoccdrnig to a rscheearer at Cmabridge Uinervtisy, it deosn’t mttaer in what oredr the ltteers in a wrod are, the olny iprmoatnt tihng is that the frist and lsat ltteer be at the rghit pclae. The rset can be a ttoal mses, and you can still raed it wouthit porbelm. This is bcuseae the huamn mnid deos not raed ervey lteter by istlef, but the wrod as a wlohe“.

Tạm dịch như sau: Theo một nhà nghiên cứu ở trường Đại học Cambridge, trật tự các chữ cái trong một từ không quan trọng, điều quyết định là 2 chữ cái đầu và cuối từ phải ở đúng vị trí. Khi đó, dù cho chữ cái còn lại được viết lộn xộn, nhưng ta vẫn có thể đọc được dễ dàng. Đó là vì bộ não con người không đọc từng chữ cái mà đọc cả từ như một khối trọng vẹn.

Khi ngôn ngữ trở thành một phần của tư duy, những đặc điểm, hình thức riêng của từng ngôn ngữ cũng tham gia vào tác phẩm vào những hiệu quả tạo nên do đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ cũng rất khó để dịch sang các thứ tiếng khác. Chơi chữ là hiện tượng thường gặp. Những hiệu quả do do các trùng âm tạo nên cũng thường gặp không kém. Câu thơ “Bến Âu Lâu bóng chữ động chân cầu” của Lê Đạt rất khó dịch sang tiếng Anh hay tiếng Pháp, bởi lẽ trong tiếng Việt cái tên riêng “Âu Lâu” không chỉ vần với “cầu” mà còn gợi đến những từ “lâu” và “lo âu”. Nó giống như một mặt nước tĩnh lặng, một bầu không khí ưu tư  làm nền cho chữ “động” sẽ loang ra xa mãi.

Câu thơ này chỉ là rất khó dịch chứ không phải là không dịch được. Về mặt lý thuyết,các hiệu quả như vậy đều có thể được biểu đạt tương đương trong ngôn ngữ khác bằng một thủ pháp nào đó, nhưng đôi khi chúng quá khó và quá nhiều, đến mức làm nản lòng ngay cả những dịch giả tài năng và can đảm nhất. Vì thế, có những nhà thơ được dịch khắp thế giới, trong khi có những nhà thơ khác tài năng hơn nhiều vẫn mãi mãi chỉ lớn trong ngôn ngữ của mình mà thôi.

Trong ngành dịch vụ dịch thuật, sẽ không tồn tại bất cứ một bản dịch hoàn hảo nào cả

Sự lệch pha của các nền văn hóa sẽ không tạo nên được những bản dịch hoàn hảo. Mặc dù khả năng tiềm tàng của các ngôn ngữ là như nhau, sự phát triển của các cộng đồng sử dụng những ngôn ngữ đó sẽ không bao giờ trùng lặp. Đó không phải là trình độ phát triển, hiểu một cách đơn giản và máy móc, mà là những thiên hướng vô cùng đa dạng của các khía cạnh khác nhau, đan chéo, chồng chất, hòa trộn vào nhau trong đời sống của mỗi cộng đồng.


Đằng sau mỗi một ngôn ngữ là cả một trường nghĩa, một miền cảm xúc và một dòng sông ký ức riêng biệt. Nó khiến cho ngành dịch thuật luôn có nguy cơ bị lạc lối khi tìm kiếm một phiên bản tốt nhất giữa vô vàn những phiên bản na ná nhau, thường là gần gũi nhưng nhiều khi cũng là phản nghịch, cái mà người Pháp gọi là những “faux amis”, “những cặp song sinh giả”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét